Mặc dù trong các quy trình kỹ thuật hàn thường có hướng dẫn chọn cỡ que hàn và cường độ dòng hàn phù hợp với độ dày của từng loại vật liệu cụ thể để cho chất lượng mối hàn được tốt nhất, tuy nhiên yếu tố tay nghề của người thợ hàn cũng là cực kỳ quan trọng.
Thợ hàn cần học và biết được các phương pháp và kỹ thuật trong việc gá các kết cấu hàn tấm phẳng, kết cấu dầm dàn, trụ đạt độ chính xác cao về kích thước hình dáng hình học của cấu kiện. Ngoài ra còn phải thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp.
Thợ hàn phải biết chuẩn bị thiết bị, dụng cụ dùng để định vị, kẹp chặt và kiểm tra kết cấu hàn đầy đủ, hợp lý; gá phôi hàn chắc chắn, đúng kích thước, đảm bảo vị trí tương quan giữa các chi tiết, hạn chế mức độ biến dạng trong khi hàn; kiểm tra kết cấu hàn bằng các dụng cụ đo kiểm, phát hiện được sai số về kích thước và hình dáng, biết chỉnh sửa kết cấu hàn đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Trong quá trình hàn hồ quang, hồ quang hình thành và cháy liên tục. Trong cột hồ quang diễn ra các hiện tượng vật lý mà trong đó cơ bản là các quá trình ion hóa, bức xạ nhiệt mãnh liệt. Quá trình ion hóa, va đập của các chất khí, các nguyên tử (hơi kim loại), các hạt: electron, ion, proton,... chuyển động theo dòng có hướng. Lõi của cột hồ quang điện bao gồm các hạt, các phần tử tích điện và đều dẫn điện. Trạng thái vật chất hình thành trong cột hồ quang chính là plasma. Như vậy chất khí ion hóa dẫn điện và bức xạ nhiệt mãnh liệt trong lõi của cột hồ quang là plasma.
Ngày nay ở nước ta, que hàn công dụng nói chung được phân loại tương ứng với tiêu chuẩn TCVN hoặc tiêu chuẩn AWS ( hiệp hội hàn Hoa Kỳ). Chúng được phân chia thành các loại được xác định bởi các tính chất cơ học của kim loại mối hàn hoặc kim loại hàn đắp. Mỗi loại que hàn được phân thành nhóm theo dạng vỏ bọc: vỏ bọc quặng – axit, vỏ bọc rutin, vỏ học florua canxi, vỏ bọc hữu cơ. Các kích thước và yêu cầu kỹ thuật chung đều tuân thủ theo tiêu chuẩn.