Robot và nguy cơ thất nghiệp trong kỉ nguyên 4.0

Thứ sáu, 01/11/2019, 10:33 GMT+7
  • zalo

Hàng ngày chúng ta nghe văng vẳng bên tai về cách mạng công nghiệp 4.0, một thời kì mới trong đó robot thay thế sức lao động của con người ở hầu hết các ngành công nghiệp khác nhau.

Kéo theo đó là nỗi lo thất nghiệp của số đông các công nhân đang làm việc trong các nhà máy hiện tại. Nhưng liệu đó có phải là chính xác những gì sẽ xảy ra trong tương lai ?

Tại Việt Nam năm 2017, chúng ta bắt đầu chứng kiến những công nhân người Việt đang bắt đầu bị mất việc bởi robot. Một công ty sản xuất mỹ nghệ ở Bình Dương đã thay thế 90% công nhân bằng robot và máy tự động. Robot không bị ảnh hưởng bởi tâm lý như của con người, không mệt mỏi hay vướng bận gia đình, năng suất luôn được giữ vững, độ chính xác đảm bảo. Vì vậy sản phẩm làm ra luôn đảm bảo về chất lượng và ổn định về số lượng.

robot_4

Một công ty sản xuất giàn giáo xuất khẩu tại Thái Bình cũng đã đầu tư gần chục robot ABB (Thụy Sĩ) và OTC (Nhật Bản) để hàn các sản phẩm giàn giáo với độ chính xác và chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản. Một người thợ hàn phổ thông khó mà đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và sự ổn định theo tiêu chuẩn này, trong khi thợ hàn bậc cao chủ doanh nghiệp không dễ dàng tìm thuê được, đồng thời khó đảm bảo sự ổn định khi hàn là công việc phải làm trong môi trường khá độc hại, khắc nghiệt lại yêu cầu sự chính xác, ổn định rất cao.

Không bảo hiểm, không phụ cấp (trợ cấp), không đòi hỏi chế độ khi phải làm tăng ca cũng là một số điểm mạnh nữa mà robot cạnh tranh hơn hẳn so với lao động phổ thông truyền thống. Sử dụng robot thay thế lao động phổ thông truyền thống là xu thế tất yếu.

Nhưng đối với người lao động kỷ nguyên 4.0 có thực sự có đáng sợ như bạn nghĩ ?

Lịch sử phát triển đã chứng minh rằng đi đôi với các công việc bị máy móc công nghệ thay thế, nhiều việc làm mới được tạo ra và có mức thu nhập còn cao hơn so với công việc đã bị thay thế. Lập trình viên, kĩ sư thiết kế, kĩ thuật viên vận hành, bảo trì robot, hệ thống tự động. Nhân sự giám sát hoạt động, kiểm tra an toàn của hệ thống, chất lượng nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra,.... theo từng công đoạn hoặc toàn bộ nhà máy.

robot_tu_dong

 Lao động phổ thông chân tay được giải phóng giúp có thêm nguồn lực cạnh tranh về số lượng, chất lượng, giá cả trong các ngành dịch vụ, chăm sóc con người.

Thương mại điện tử cũng là một ngành bùng nổ trong kỷ nguyên 4.0, trong đó vẫn có khá nhiều vị trí công việc dành cho lao động phổ thông như nhân viên giao hàng (shipper), nhân viên xử lí đơn hàng, nhân viên đóng gói, nhân viên kho hàng …..

Cơ hội luôn đi kèm thách thức, đứng trước xu thế phát triển tất yếu của thời đại chúng ta không nên né tránh hay lo sợ dưới những góc nhìn tiêu cực, mà tìm hiểu khách quan chuẩn bị cho bản thân, cho doanh nghiệp một nền tảng về kiến thức, con người, vốn đầu tư để sẵn sàng nắm bắt áp dụng công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như năng suất, chất lượng sản phẩm đầu ra.

Nguồn: nahaviwel

0 sản phẩm trong giỏ
Giỏ hàng của bạn chưa có sản phẩm nào